Khi bị ung thư tuyến giáp, cả bệnh nhân và và người thân đều cảm thấy lo lắng và có nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh lý, cách ăn uống sinh hoạt,… làm sao để tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân. Hiểu được tâm lý đó, Fine Japan Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh ung thư tuyến giáp nhé.
1.Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Nếu được tầm soát và phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công khá cao. Theo tiên lượng sống thì có thể lên đến 90%. Bệnh này được chia thành nhiều thể khác nhau ứng với các mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, ung thư tuyến giáp được xét là có mức độ nguy hiểm thấp hơn các loại ung thư khác.
>> Tìm hiểu thêm: Các thể ung thư tuyến giáp
2.Bị ung thư tuyến giáp thì có thể sống được bao lâu?
Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên, những triệu chứng như ho, viêm họng, bướu cổ,… lại dễ khiến người ta hiểu nhầm với các bệnh khác nên rất khó phát hiện sớm. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, người có những triệu chứng của ung thư tuyến giáp nên đi khám sàng lọc ngay.
Theo từng giai đoạn, tiên lượng sống của từng thể ung thư tuyến giáp qua từng giai đoạn được tổng hợp sau 5 năm như sau:
Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với ung thư tuyến giáp dạng nhú:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Giai đoạn III: 93%
- Giai đoạn IV: 51%
Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với ung thư tuyến giáp dạng thể nang:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Giai đoạn III: 71%
- Giai đoạn IV: 50%
Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với ung thư tuyến giáp thể tủy
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: 98%
- Giai đoạn III: 81%
- Giai đoạn IV: 28%
3.Bị ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Như đã nói ở trên, nếu được chẩn đoán và điều trị từ sớm thì khả năng chữa khỏi của ung thư tuyến giáp là rất cao. Ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi lên đến trên 90% nếu được điều trị đúng cách.
4.Ung thư tuyến giáp có lây cho người khác không?
Như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp không có yếu tố lây nhiễm. Vì vậy, người thân và bạn bè xung quanh bệnh nhân có thể an tâm về vấn đề này, không nên kỳ thị, ngại tiếp xúc với bệnh nhân. Điều này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy hoang mang và chán nản. Bạn hãy tìm hiểu và có cái nhìn đúng về ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh ung thư khác.
5.Ung thư tuyến giáp có lây truyền không?
Trong các thể ung thư tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú là 2 loại ung thư tuyến giáp biệt hóa phổ biến nhất. Chúng chiếm 95% trong tổng số các thể ung thư tuyến giáp. Chúng thường có thể chữa khỏi được. Đặc biệt nếu phát hiện sớm và dưới 50 tuổi khả năng chữa khỏi càng cao hơn. Và chúng không có yếu tố di truyền.
Khác với 2 dạng trên, ung thư dạng tủy gây ảnh hưởng đến các tế bào tuyến giáp sản sinh hormone nhưng không có i-ốt. Vì vậy, người bị ung thư tuyến giáp thể tủy nên đi xét nghiệm tính di truyền.
6.Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Theo nghiên cứu, ung thư tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc sinh sản. Tuy nhiên, sau khi điều trị thành công thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh con như bình thường. Với tỷ lệ chữa khỏi rất cao, mọi người khi phát hiện ung thư tuyến giáp sớm và điều trị đúng cách thì việc sinh sản cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
7.Tại sao bị ung thư tuyến giáp phải kiêng i-ốt?
Sau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ để loại bỏ các mô giáp còn sót lại. Trước khi uống loại i-ốt này 2 tuần, người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa i-ốt tự nhiên để tăng hiệu quả hấp thụ i-ốt phóng xạ trong lúc điều trị bệnh
Một số loại thức ăn không nên sử dụng trong giai đoạn kiêng i-ốt
Khi mua các loại thực phẩm đóng gói, người bệnh hoặc người nhà nên chú ý đến thành phần chứa trong sản phẩm được ghi trên bao bì. Tránh trường hợp chọn các loại thực phẩm có thành phần là muối i-ốt. Các loại vitamin, TPCN trong thành phần có thể cũng sẽ có i-ốt nên bệnh nhân cũng cần đọc kỹ thành phần. Nên hạn chế hoặc tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau:
- Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: phô mai, kem, bơ, sữa chua, yogurt…
- Hải sản: cá, sushi, sò, cá biển, tảo, rong biển, đồ khô,mực…
- Các loại bánh quy, bánh gato.
- Lòng đỏ trứng gà vịt, thức ăn có lòng đỏ trứng.
- Hoa quả sấy khô.
- Rau củ quả đóng hộp.
- Các loại Socola (do chúng có thành phần sữa cao).
- Thực phẩm làm từ đậu nành như nước sốt, sữa, đậu.
Một số thực phẩm có thể sử dụng trong giai đoạn kiêng i-ốt
- Muối không chứa i- ốt.
- Lòng trắng trứng.
- Thịt động vật tươi.
- Rau, quả tươi hoặc đông lạnh.
- Nước hoa quả tươi (sinh tố).
- Sản phẩm từ các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì, …)
- Các loại hạt (lạc, hạt điều…).
- Chè, café nguyên chất.
- Đường, mứt, thạch, mật ong.
Để đảm bảo an toàn và giữ sức khỏe thì người bệnh nên ăn đồ ăn tự nấu tại nhà, hạn chế ăn đồ hộp hoặc mua ngoài hàng.