Trang chủ / Sống Khỏe / Đông Trùng Hạ Thảo / Những Rắc Rối Từ Chứng Mất Ngủ Và Cách Dứt Điểm

Những Rắc Rối Từ Chứng Mất Ngủ Và Cách Dứt Điểm

TỔNG QUAN

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe bởi đây là thời điểm các cơ quan thực hiện chức năng đào thải độc tố, sản sinh hormone tăng trưởng, giúp tăng cường sự bền chắc của xương khớp, tái tạo Collagen, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và phục hồi năng lượng. Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi người cần ngủ trung bình 7–8 giờ mỗi đêm để luôn cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo. Tuy nhiên hiện nay ngày càng nhiều người mắc phải chứng mất ngủ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là sau khi nhiễm COVID-19, dẫn đến sự suy giảm đáng kể của sức khỏe, tinh thần kiệt quệ, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập,…

Nhận diện căn bệnh mất ngủ

Mất ngủ thực chất là một chứng rối loạn giấc ngủ, với những biểu hiện thường gặp như:

  • Khó ngủ
  • Ngủ không sâu
  • Dễ tỉnh giấc, tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ trở lại

Mất ngủ có thể phát triển thành giai đoạn cấp tính khi tình trạng này kéo dài dưới 1 tháng và mạn tính khi tình trạng duy trì hơn 1 tháng.

Chất lượng của giấc ngủ không tốt, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị gián đoạn đều khiến cơ thể cảm thấy mất năng lượng, lờ đờ, uể oải, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, làm việc, học tập thiếu hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng mất ngủ, nguyên nhân chủ yếu thường đến từ chế độ sinh hoạt, thói quen làm việc:

1. Căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập, cuộc sống:

Các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống dễ khiến tâm trí hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ, trằn trọc. Ngoài ra, rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

2. Chu trình ngủ – nghỉ không đều:

Với những ai có lịch trình làm việc dày đặc, thường có công việc đột xuất sẽ khiến thói quen ngủ, nghỉ không đều, chất lượng giấc ngủ kém làm nhịp sinh học cơ thể bị đảo lộn, gián đoạn dẫn đến mất ngủ.

3. Thói quen sinh hoạt ban đêm không lành mạnh:

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, laptop, máy chơi điện tử,… nhiều vào ban đêm trước khi đi ngủ hoặc ăn nhiều vào buổi tối tưởng chừng như vô hại nhưng lại vô tình tác động tiêu cực đến giấc ngủ, khiến chu kỳ ngủ bị cản trở.

4. Sử dụng chất kích thích:

Các loại đồ uống quen thuộc với giới trẻ, dân văn phòng,… như trà, cà phê,… chứa hàm lượng caffeine nhất định sẽ khiến chúng ta khó ngủ khi sử dụng chúng vào ban đêm. Bên cạnh đó, thuốc lá hay rượu cũng được liệt kê là tác nhân gây nên tình trạng mất ngủ.

5. Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc kê toa như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp,… hoặc không kê toa như thuốc giảm đau, cảm, dị ứng,… cũng là nguyên nhân tương đối phổ biến khiến giấc ngủ giảm chất lượng.

6. Tuổi tác:

Càng lớn tuổi, chu kỳ nghỉ ngơi của cơ thể càng dễ bị gián đoạn, những yếu tố như tiếng ồn, sự thay đổi môi trường sống tác động đến giấc ngủ của người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.

7. Hội chứng hậu COVID:

Theo các nghiên cứu lâm sàng, khi nhiễm COVID-19, lượng Cytokine hoặc Chemokine thường được sản sinh quá mức so với nhu cầu bình thường của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, khiến người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mất ngủ hậu COVID. Ngoài ra, hiện tượng mất ngủ hậu COVID cũng có thể xảy ra do tâm lý không ổn định vì công việc, cuộc sống bị đảo lộn.

Ngoài ra, mất ngủ còn là biểu hiện hoặc hệ quả của một số căn bệnh khác như viêm khớp, bệnh tim mạch, tuyến giáp,…

Tạm biệt chứng mất ngủ

Tuy là một tình trạng khó chịu và thường có xu hướng kéo dài, thế nhưng chúng ta vẫn có thể khắc phục chứng mất ngủ bằng một số cách sau mà không cần sử dụng đến thuốc:

  • Vận động, tập thể dục đều đặn
  • sử dụng rượu, bia, cà phê hoặc các chất kích thích
  • Hạn chế tối đa ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Không ngủ trưa quá lâu
  • Không ăn quá no trước khi ngủ

Bên cạnh việc hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh trên, để cải thiện và dứt điểm tình trạng mất ngủ thì chúng ta cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa lượng Magiê cần thiết cho thần kinh như đậu, lúa mì,… Thịt đỏ cũng là một trong những thực phẩm có thể ưu tiên trong khẩu phần ăn hằng ngày vì khả năng bổ sung sắt hiệu quả, giúp điều hòa lượng máu lên não, tốt cho giấc ngủ.

Ngoài ra, một số loại thảo dược cũng có chức năng giúp cải thiện giấc ngủ, hạn chế chứng mất ngủ rất tốt như thảo dược cũng là một bí kíp được nhiều người tin dùng vì độ hữu hiệu của chúng.

Trong đó, Đông Trùng Hạ Thảo được đánh giá là “thần dược” dành cho những người mắc chứng mất ngủ vì chứa các chất giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây mất ngủ.

Cụ thể, trong Đông Trùng Hạ Thảo có chứa L–Tryptophan – một hoạt chất cải thiện giấc ngủ mà cơ thể không thể tổng hợp. Không những thế, loại dược liệu quý của thiên nhiên này còn cung cấp tiền chất của serotonin, tăng hoạt tính Enzyme SOD giúp đào thải các gốc tự do, thúc đẩy sản xuất oxy và ATP làm giảm lo lắng, căng thẳng, từ đó mang đến giấc ngủ trọn vẹn cho người dùng.

Được đánh giá là một trong những sản phẩm chiết xuất Đông Trùng Hạ Thảo được ưa chuộng nhất hiện nay với hàng triệu sản phẩm được tiêu thụ chỉ tính tại thị trường Mỹ và Việt Nam, dòng sản phẩm viên uống Cordyceps và nước uống Cordyceps Plus từ Fine Japan là sản phẩm không thể thiếu đối với những ai muốn dứt điểm chứng mất ngủ. Tạo nên từ nguồn nguyên liệu tinh quý từ thiên nhiên – Trùng Thảo thuần khiết trên dãy Himalaya, Fine Japan Cordyceps không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà còn là giải pháp bồi bổ sức khỏe tối ưu cho mọi người dùng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Scroll to Top