Ung thư dạ dày di căn là việc các khối u xấu ở dạ dày di chuyển, lan ra các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận hoặc xa hơn. Vậy ung thư dạ dày có thể di căn đến đâu? Ung thư dạ dày có thực sự nguy hiểm và chữa trị như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây của Fine Japan Việt Nam nhé!
Ung thư dạ dày có thể di căn đến bộ phận nào?
Theo nghiên cứu về khả năng di căn của tế bào ung thư dạ dày, khối u có thể di căn và lan rộng sang các vị trí như:
1. Ung thư dạ dày di căn đến hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có tác dụng quan trọng cho hoạt động của hệ miễn dịch và chúng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể. Các hạch bạch huyết dần dạ dày sẽ là nơi đầu tiên xuất hiện hiện tượng di căn. Tùy vào giai đoạn bệnh, số lượng hạch bạch huyết nhiễm tế bào ung thư có thể ít (1-2 hạch) hoặc nhiều (7-15 hạch).
Mặc dù không có nhiều nguy hiểm đối với bệnh nhân khi tế bào ung thư dạ dày di căn đến các hạch bạch huyết, nhưng đây là con đường giúp tế bào ung thư di lây lan đến các vị trí xa dạ dày hơn.
Khi chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày, xác định chính xác kích thước khối u và tình trạng di căn trong các tế bào bạch huyết của tế bào ung thư sẽ giúp bác sĩ có đánh giá và biết được bệnh nhân đang ở giai đoạn nào và có phương án điều trị đúng, phù hợp và kịp thời.
2. Ung thư dạ dày di căn đến gan
Gan là vị trí di căn phổ biến của ung thư dạ dày, chiếm khoảng 48% trong số các bệnh nhân ung thư dạ dày di căn. Nguyên nhân chính là do gan là bộ phận gần dạ dày nhất. Theo thời gian, các tế bào ung thư dạ dày ăn sâu vào thành dạ dày rồi lan qua tới gan. Một nguyên nhân khác có thể do mạng lưới bạch huyết là con đường cho các khối u lây lan từ dạ dày tới gan.
3. Ung thư dạ dày di căn tụy
Có 2 trường hợp giải thích cho sự di căn này:
- Tụy cũng gần dạ dày như gan, nên tỷ lệ di căn tự nhiên từ dạ dày qua tụy của tế bào ung thư là rất cao.
- Hoặc do tai biến trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Khi phẫu thuật, một vài tế bào ung thư bị rớt ra và rơi vào tụy, sau đó phát triển thành khối u thứ phát. Từ đây, tế bào ung thư có thể di căn tới cả phúc mạc bụng.
4. Ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc
Phúc mạc có thể nói là màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể. Nó có chức năng chính là bao bọc các cơ quan trong ổ bụng và đáy chậu. Nguyên nhân chính của sự di căn này là tai biến trong phẫu thuật. Chính vì vậy, nhiều người sau khi thực hiện phẫu thuật chữa khỏi nhưng một thời gian sau lại tái phát ung thư dạ dày. Tỷ lệ ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc chiếm khoảng 32%.
5. Ung thư dạ dày di căn phổi
Khả năng ung thư dạ dày di căn tới phổi chiếm khoảng 15%. Mặc dù xa dạ dày nhưng dây lá phổi lại khá gần dạ dày nên tế bào ung thư dạ dày có thể lan tới phổi ở giai đoạn 3. Khi di căn tới phổi thì ung thư dạ dày cũng thường xảy ra cùng với di căn đến gan.
6. Ung thư dạ dày di căn xương
Việc di căn tới xương thường diễn ra trong giai đoạn 4 của ung thư dạ dày. Thông qua hệ thống bạch huyết, tế bào ung thư dạ dày có thể đi đến các mô xương và phát triển thành các khối u tại đây, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Tỷ lệ di căn xương của ung thư dạ dày là 12%.
7. Các vị trí khác
Ngoài những vị trí trên, tế bào ung thư dạ dày có thể di căn đến các bộ phận khác như tuyến tiền liệt ở nam giới, buồng trứng đối với nữ, não, túi mật,… nhưng có tỷ lệ thấp hơn.
Các triệu chứng của ung thư di căn
Tùy vào kích thước và vị trí khối u tại dạ dày và vị trí di căn mà bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ngoài các triệu chứng về việc dạ dày bị tổn thương như đau vùng thượng bị, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,.. Người bệnh có thể có các biểu hiện sau:
- Di căn đến hạch bạch huyết: Có các hạch bạch huyết ở thượng vị to, cứng và ấn nhưng không đau.
- Di căn gan: Có các triệu chứng của ung thư gan, đặc biệt là bị vàng da.
- Di căn xương: Đau nhức xương mạn tính và thiếu máu.
- Di căn não: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt nhưng không rõ nguyên nhân.
- Di căn phổi: Bị ho, khó thở hoặc đau họng,…
- Di căn buồng trứng nữ: Có thể bị đi ngoài ra máu.
Dù có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, làm chất lượng cuộc sống giảm sút. Nguyên nhân chính là do dạ dày bị tổn thương nặng nề do khối u.
Bị ung thư dạ dày di căn có thể sống bao lâu?
Nếu đã xuất hiện tình trạng di căn thì thời gian sống thêm của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí di căn của khối u thứ phát.
Nếu được phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân ung thư dạ dày có khả năng chữa khỏi cao vì các tế bào ung thư mới chỉ di căn đến các hạch bạch huyết.
Nhưng nếu ung thư dạ dày đã di căn đến các bộ phận như gan, anox, phổi,… thì các phương pháp điều trị cũng không thể chữa khỏi bệnh được và tỷ lệ sống sót cũng rất thấp dưới 5%. Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư dạ dày di căn là khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư đã lây tới gan và xương thì bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 2 tháng mà thôi. Mặt khác, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, một số người có thể sống thêm hơn 5 năm dù đã di căn giai đoạn cuối nhờ liệu trình phù hợp và lối sống tích cực của người bệnh (dinh dưỡng, tập luyện hàng này hoặc sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ,…)
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí khối u. Một số phương pháp phổ biến hiện nay như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, xạ trị liệu.
>> Xem thêm: Fine Fucoidan – Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày hiệu quả
1. Phẫu thuật
Ở giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư chỉ mới lan đến các hạch bạch huyết lân cận thì phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u nguyên phát ở dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao sau khi phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư và hạch bạch huyết.
Nếu đã di căn sang các bộ phận khác như gan, xương, phổi,.. Thì phương pháp phẫu thuật lúc này chỉ có thể làm giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Với các trường hợp này, phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày và một số cơ quan bị khối u xâm lấn.
Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối có sức khỏe yếu và cơ thể không thể đáp ứng được phương pháp phẫu thuật thì bác sĩ se chỉ định cho họ dùng các biện pháp hỗ trợ khác.
2. Hóa xạ trị
Hóa xạ trị sẽ dùng để bổ trợ cho phương pháp phẫu thuật đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Hóa xạ trị sẽ được tiến hành trước và sau khi phẫu thuật để hỗ trợ và kìm hãm tái phát hoặc phát triển bệnh. Đối với bệnh nhân ở giai đoạn cuối, hóa xạ trị chỉ có thể giúp giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
3. Một số phương pháp khác
Các bệnh nhân ung thư dạ dày đã di căn, có sức khỏe quá yếu, hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng khác và cơ thể không thể đáp ứng được phẫu thuật hay hóa xạ trị thì các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác như hóa trị đơn độc, xạ trị liệu. Các phương pháp này cũng chỉ dùng để giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
Fine Fucoidan – Tia sáng mới cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Y học ngày càng phát triển, ngoài việc điều trị bằng các phương pháp do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch để hỗ trợ điều trị và giảm các tác dụng phụ cũng như ngăn ngừa tái phát.
Fine Fucoidan được kết hợp bởi Fucoidan từ tảo Mekabu và nấm Thái dương Agaricus. Hai thành phần này đã được Viện nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản (NPO) khẳng định có tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ bệnh nhân ung thư.
Để được tư vấn và mua sản phẩm Fine Fucoidan, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY hoặc gọi cho Hotline 0283 620 6820.