Ung thư là chứng bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, phòng ngừa ung thư tái phát vẫn là một mối quan tâm rất lớn của nhiều bệnh nhân tưởng đã điều trị khỏi ung thư. Phòng ngừa ung thư tái phát thế nào cho hiệu quả, và việc này có nhiều khó khăn như trong đợt điều trị ung thư đầu tiên?
Ung thư đã điều trị thành công vẫn tái phát sau nhiều năm, vì sao?
Hiện có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để khối u được thu nhỏ hoặc tiêu biến. Tuy nhiên, trường hợp các tế bào ung thư siêu nhỏ, không được phát hiện trong quá trình điều trị hoàn toàn có thể xảy ra. Khi còn tồn tại, các tế bào bất thường này có thể di chuyển đến các khu vực khác và phát triển gây nên ung thư tái phát. Có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị, thường mang tâm lý chủ quan, ít thăm khám và tầm soát kỹ đã tạo cho những “tế bào bị bỏ quên” này có cơ hội tồn tại và gây bệnh cho chính mình. Điều này giải thích vì sao có nhiều bệnh nhân đã điều trị ung thư nhưng lại mắc ung thư tái phát sau nhiều năm là vậy.
Nếu không điều trị ung thư tái phát, điều gì sẽ xảy ra?
Nếu không chủ động phòng ngừa ung thư tái phát, các khối u sẽ có nguy cơ phát triển theo hai hướng:
1. Trở thành khối u cục bộ: ngay cạnh hoặc đúng vị trí của khối u nguyên phát đã được điều trị trước đây có thể xuất hiện khối u mới nếu phòng ngừa ung thư tái phát không được quan tâm và tuân thủ điều trị. Phần lớn các khối u cục bộ này thường có kích thước ≤ 5cm và chưa có dấu hiệu di căn.
2. Di căn: nếu không được phát hiện và triệt tiêu kịp thời, các khối u có thể xâm lấn vào các hạch bạch huyết và di căn xa đến các bộ phận khác. Quá trình này thường diễn ra trong thời gian dài sau điều trị ung thư không triệt để và bệnh nhân cũng thờ ơ trong việc phòng ngừa ung thư tái phát. Một khi khối u đã di căn, việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém và bệnh ung thư một lần nữa lại có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên mang tâm lý chủ động phòng ngừa ung thư tái phát sau điều trị ung thư nguyên phát, không nên để bệnh tiến triển đến giai đoạn di căn.
Phòng ngừa ung thư tái phát sao cho hiệu quả?
Trước tiên, bệnh nhân cần ý thức rằng điều trị ung thư nguyên phát thành công không có nghĩa là mình đã hoàn toàn thoát khỏi ung thư. Luôn luôn tầm soát, thăm khám, xin phản hồi của bác sĩ về bệnh trạng là điều nên làm sau điều trị. Phát hiện sớm là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa và điều trị ung thư tái phát thành công.
1. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng
Phòng ngừa ung thư tái phát có thành công hay không, 50% kết quả nằm ở chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 30% – 40% các loại bệnh ung thư có thể phòng ngừa hiệu quả nhờ chúng ta có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Một vài điểm cần lưu ý trong dinh dưỡng như:
Khẩu phần nhiều chất xơ, tỉ trọng giữa tinh bột, đạm, béo cần vừa phải. Các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, trâu thường nhiều dinh dưỡng, ngoài hàm lượng đạm và chất béo cao, các loại thịt này còn mang đến các cholesterol xấu. Trang Cancer Research của Anh đã chỉ ra rằng, thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư và hoạt động của các tế bào bị suy giảm. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi khẩu phần ăn, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tầm 1-2 lần/ tuần hoặc mỗi ngày không quá 70g. Ngoài ra, nên bổ sung đạm và béo từ các nguồn thực phẩm khác như trứng, sữa, thịt gia cầm. Đặc biệt tăng cường chất xơ vì thực đơn càng nhiều chất xơ, càng giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân ung thư. Tinh bột cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh nhân ung thư. Có nhiều đồn thổi kiêng tinh bột sẽ tốt cho bệnh nhân ung thư nhưng đây là những lời đồn thiếu căn cứ. Bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên sử dụng tinh bột ở mức vừa phải trong ữa ăn của mình.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Dù có đề cập hay không, nhóm thực phẩm này luôn chứa một lượng chất bảo quản nhất định, góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. Điều này hoàn toàn không có lợi cho việc phòng ngừa ung thư tái phát. Thực phẩm tươi sống, tự nhiên luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân ung thư.
Chú trọng thực phẩm chống oxy hóa: Nho, trà xanh, bông cải, cà tím… nhóm thực phẩm chống oxy hóa thường được nhắc nhiều trong khẩu phần bệnh nhân ung thư, tác động tích cực vào hệ miễn dịch và xây dựng hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh ung thư. Nhóm thực phẩm này còn giải quyết căn nguyên của ung thư là ngăn ngừa việc hình thành các gốc tự do bất lợi.
Ngoài ra, để ngăn ngừa ung thư tái phát quay trở lại, chính bệnh nhân cần thực hiện lối sống lành mạnh, luôn luôn giữ sức khỏe thật tốt. Không nên thức khuya, hút thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh để bị căng thẳng, stress và nhất là tránh mất ngủ và cần thể thao đều đặn theo tình hình sức khỏe của mình.
Fucoidan Fine Japan – Thành phần không thể thiếu để phòng ngừa ung thư tái phát
Trong fucoidan của Fine Japan có chứa hàm lượng lớn fucoidan, kết hợp với nấm Thái dương Agaricus, là bộ đôi hoàn hảo để đẩy lùi ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tích cực của Fucoidan trong ngăn ngừa ung thư như:
- Thúc đẩy quá trình tự hủy của tế bào ung thư
- Thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u, các gốc tự do bất lợi và chống oxy hóa
- Ngăn cản các mạch máu mới hình thành để cắt đi nguồn sống của tế bào ung thư và hạn chế tình trạng di căn
Vì vậy, để phòng ngừa ung thư tái phát, bệnh nhân có tiền sử ung thư nên sử dụng fucoidan của Fine Japan mỗi ngày.