Trang chủ / Sống Khỏe / Cẩm nang sức khỏe / Uống Trà Có Mất Ngủ Không? Cách Uống Trà Không Gây Mất Ngủ

Uống Trà Có Mất Ngủ Không? Cách Uống Trà Không Gây Mất Ngủ

Trà là loại thức uống quen thuộc và được ưa chuộng của người Việt Nam. Với hàm lượng chất oxy hoá cao cùng nhiều chất khác, trà mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ và chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn thắc mắc, liệu uống trà có gây mất ngủ không? Cùng Fine Japan khám phá trong bài viết sau.

Uống trà có mất ngủ không?

Uống trà bị mất ngủ là chuyện bình thường, nhất là đối với những ai mới bắt đầu làm quen với thức uống này. 

Uống trà bị mất ngủ là chuyện bình thường với những người mới bắt đầu uống trà
Uống trà bị mất ngủ là chuyện bình thường với những người mới bắt đầu uống trà

Trong trà chứa một thành phần là caffeine giúp tỉnh táo và tập trung. Tùy vào chất lượng và loại trà, thành phần caffeine sẽ dao động từ 20 – 60mg cho mỗi 5 gam trà. Lượng caffeine này có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, hạn chế cơn buồn ngủ, tái tạo năng lượng cho cơ thể. Vì thế trà chỉ thích hợp để uống vào buổi sáng để khởi động ngày mới, giúp bạn tập trung tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Và nếu bạn uống nhiều trà đặc biệt là vào buổi chiều hoặc tối thì có thể gây nên những tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Bởi lúc này bạn đã nạp quá nhiều lượng caffeine vào cơ thể và nó chỉ được được giải phóng sau khoảng 3-4 giờ. Vì thế, thắc mắc uống trà có bị mất ngủ không ở trường hợp này thì câu trả lời là có.

Thế nhưng trong trà có một thành phần khác là theanine có tác dụng làm dịu và thư giãn các dây thần kinh. Nên đối với một số người uống trà có thể giúp họ làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi và đôi khi khiến họ buồn ngủ. 

Caffeine trong trà gây mất ngủ?

Caffeine trong trà gây mất ngủ?
Caffeine trong trà gây mất ngủ?

Trong não của chúng ta có một thành phần gọi là adenosine. Chúng được tiết ra ngay từ khi chúng ta thức dậy và nồng độ adenosine sẽ cao hơn sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Khi adenosine lên đến một mức độ nhất định thì cơ quan cảm thụ adenosine sẽ giúp não phát tín hiệu khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Thế là chúng ta cần phải nghỉ ngơi bằng cách ngủ. Càng về cuối ngày thì adenosine càng nhiều nên chúng ta thường thấy buồn ngủ khi càng về cuối ngày.

Có một điều đặc biệt là phân tử caffeine có cấu tạo y hệt adenosine. Giống như hai anh em sinh đôi giống hệt nhau vậy. Việc này khiến các cơ quan cảm thụ ở não ‘nhẫm lẫn’ giữa caffeine và adenosine. Khi caffeine gắn vào các cơ quan cảm thụ, thay vì làm giảm hoạt động của tế bào như adenosine, thì caffeine lại tạo nên sự hưng phấn. Thế nên não chúng ta cũng bị ‘đánh lừa’ là cơ thể không cần nghỉ ngơi, thế là chúng ta vẫn tỉnh táo dù là vào cuối ngày và gây nên tình trạng mất ngủ.

Uống matcha có mất ngủ không?

Việc uống matcha, một loại trà xanh nguyên chất, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn do nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điểm bạn có thể cần xem xét:

  1. Caffeine: Matcha chứa caffeine, một chất kích thích có thể gây tỉnh táo và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, lượng caffeine trong matcha thường ít hơn so với cà phê. Một cốc matcha có thể chứa từ 30 đến 70 mg caffeine, trong khi cà phê thường có khoảng 95 mg caffeine mỗi cốc.
  2. L-Theanine: Matcha cũng chứa L-theanine, một amino acid có thể tạo ra tình trạng thư giãn và giảm căng thẳng. L-Theanine có thể giúp cân bằng hiệu ứng kích thích của caffeine, có thể làm giảm khả năng gây mất ngủ.
  3. Thời điểm uống: Nếu bạn dự định uống matcha vào buổi tối, đặc biệt là trước giờ đi ngủ, có thể làm tăng khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn do caffeine. Thay vào đó, hãy thử uống matcha vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
  4. Nhạy cảm cá nhân: Mỗi người có cơ địa khác nhau và có người có thể nhạy cảm hơn với caffeine. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ sau khi uống matcha, hãy xem xét giảm lượng matcha hoặc tránh uống nó vào cuối ngày.
  5. Chế độ ăn uống và lối sống khác: Giấc ngủ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống tổng thể, tình trạng sức khỏe, và lối sống. Ngoài ra, tập thể dục, thời gian đi ngủ đều đặn và môi trường ngủ cũng quan trọng.

Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ sau khi uống matcha, hãy thử điều chỉnh lượng uống và thời gian uống của bạn. Nếu tình trạng mất ngủ tiếp tục, nên thảo luận với chuyên gia y tế để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nền nào gây ra tình trạng mất ngủ của bạn.

Cách uống trà đúng cách để không bị mất ngủ

Pha và uống trà đúng cách có thể giúp hạn chế mất ngủ
Pha và uống trà đúng cách có thể giúp hạn chế mất ngủ

Với người bình thường, mỗi ngày nạp từ 200 – 300mg caffein được cho là an toàn. Nếu bạn sử dụng vượt quá con số này sẽ rất dễ gây mất ngủ và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo cho giấc ngủ bạn chỉ nên uống khoảng 2-3 tách trà mỗi ngày.

Bạn nên tránh pha trà quá đặc. Vì pha trà đặc đồng nghĩa với việc bạn hấp thu gấp đôi lượng caffeine so với pha trà loãng như thông thường.

Bạn nên uống trà vào buổi sáng để phát huy hiệu quả tốt nhất. Vì lúc này, trà sẽ giúp tinh thần bạn minh mẫn, thư giãn và tỉnh táo hơn, sẵn sàng cho một ngày làm việc.

Pha trà nước càng sôi và ngâm càng lâu thì hàm lượng caffeine càng cao. Vì vậy, bạn chỉ cần pha trà với nước ở nhiệt độ khoảng 80 độ C là vừa đủ và nên dùng ngay chứ không nên để quá lâu. Hoặc bạn cũng có thể chọn cách pha lạnh trà. Hàm lượng caffeine sẽ bị giảm đi từ 1/3 đến một nửa khi pha lạnh.

Nếu bạn muốn uống trà nhưng vẫn lo bị mất ngủ thì có thể sử dụng Metabo Green Tea của Fine Japan. Đây là trà Decaf không chứa caffeine nên bạn hoàn toàn tự tin uống trà nhưng vẫn ngủ ngon giấc.

Ngoài ra, Metabo Green Tea còn có các công dụng tuyệt vời khác cho sức khoẻ như:

  • Ổn định huyết áp
  • Giảm lượng cholesterol trong máu
  • Giảm các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu hiệu quả sau khi ăn
  • Giảm cân, loại bỏ mỡ xấu trong cơ quan nội tạng
  • Làm chậm quá trình lão hoá

>> Mua ngay: Metabo Green Tea – Trà Decaf không lo mất ngủ

Metabo Green Tea - Trà Decaf không lo mất ngủ
Metabo Green Tea – Trà Decaf không lo mất ngủ

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã giải đáp được câu hỏi uống trà có mất ngủ không. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng mất ngủ hay ngủ ngon không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có uống trà hay không. Chính vì vậy, bạn nên có chế độ ăn uống điều độ, tập luyện thường xuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Facebook
Twitter
LinkedIn

NỔI BẬT

Bài liên quan

Tăng huyết áp đột ngột là một tình trạng bất thường khi áp lực trong mạch máu của bạn tăng cao và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh. Huyết áp cao đột ngột nguy hiểm thế nào? Cao huyết áp có …

Cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? Xem thêm »

Lợi ích của giấc ngủ sinh lý với làn da, sắc đẹp, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân gần đây được giới chuyên gia liên tục bàn luận và khẳng định. Bởi vậy, với những người đang gặp tình trạng mất ngủ, việc khôi phục giấc ngủ sinh lý vô cùng quan …

Lợi ích của giấc ngủ sinh lý với sức khỏe toàn thân Xem thêm »

Scroll to Top