Trang chủ / Sống Khỏe / Sống cùng Ung Thư / CÁCH PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ

CÁCH PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ

Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer – IARC), năm 2020 Việt Nam có 182.563 người mới bị ung thư, và 122.690 bệnh nhân ung thư tử vong. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cơ hội chữa khỏi ung thư sẽ tăng lên khi được phát hiện sớm. Bạn cần chú ý tới tình trạng cơ thể và nhận biết một số dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư.

Tỷ lệ điều trị thành công cao nếu phát hiện ung thư sớm

Nếu được phát hiện sớm, hầu hết các bệnh nhân ung thư có thể được chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với giai đoạn rất sớm (giai đoạn I hoặc II), người bệnh có thể chỉ cần loại bỏ khối u mà không cần thêm phương pháp hỗ trợ nào khác như hóa trị, xạ trị… giúp tối thiểu chi phí, tránh các tác dụng phụ của thuốc và biến chứng, hạn chế ảnh hưởng khả năng mang thai của phụ nữ, không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bệnh nhân,…

Một số thống kê về tỷ lệ điều trị thành công và tỷ lệ sống của một số bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm.  

Ung thư đại tràng: Hơn 90% trường hợp có thể sống trên 5 năm nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

Ung thư vú: Hơn 90% phụ nữ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm có thể sống ít nhất 5 năm nhưng nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, cơ hội sống chỉ còn 6%.

Ung thư buồng trứng: Hơn 90% phụ nữ bị chẩn đoán bị ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có thể sống ít nhất 5 năm, trong khi ở giai đoạn muộn cơ hội chỉ còn 5%.

Ung thư phổi: Ung thư phổi là loại bệnh ung thư nguy hiểm nhất và có tỉ lệ chết cao nhất. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi sẽ sống ít nhất 1 năm sau chẩn đoán, trong khi cơ hội này chỉ còn 14% ở giai đoạn muộn.Bạn nhớ rằng: Sau 5 năm điều trị, nếu bệnh ung thư không tái phát thì được xem là đã chữa khỏi hoàn toàn.

Tại sao đa số bệnh ung thư bị chẩn đoán muộn?

Có nhiều lý do khiến cho việc phát hiện ung thư chậm trễ dẫn đến việc điều trị khó khăn và tỷ lệ sống thấp. Theo thống kê, khoảng 25% bệnh nhân phát hiện ra ung thư khi nhập viện cấp cứu tại bệnh viện vì không thể tự điều trị tại nhà một triệu chứng nào đó. Hầu hết những bệnh nhân này có cơ hội sống thấp hơn so với các bệnh nhân khác, vì khi đó tình trạng bệnh đã quá nặng.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc chẩn đoán muộn như:

  • Các triệu chứng của ung thư thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu.
  • Nhận thức thấp về các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư. Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu này, người bệnh chủ quan tự mua thuốc điều trị tại nhà và không đi khám để tìm rõ nguyên nhân.
  • Một số người thường trì hoãn việc thăm khám bác sĩ vì tâm lý sợ phát hiện ra bệnh.
  • Chi phí tầm soát. Đây có thể được xem là lý do chính trong nhiều lý do bệnh ung thư không được phát hiện sớm. Trung bình chi phí tầm soát ung thư rơi vào khoảng từ 6.000.000 – 20.000.000 đồng cho 1 lần khám. Đây là con số không nhỏ đối với mức lương trung bình của người dân Việt Nam.

Vậy, phát hiện sớm ung thư bằng cách nào?

Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng và đi khám thì khó có thể phát hiện ung thư sớm, vì các triệu chứng của ung thư thường chỉ xuất hiện khi ung thư đã lan rộng. Theo các chuyên gia, tầm soát ung thư là duy nhất giúp phát hiện ung thư sớm. Bộ y tế thế giới khuyến cáo người dân nên đi khám tầm soát ung thư định kỳ mỗi 6 tháng để có thể phát hiện và điều trị sớm, việc này giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi hoặc kiểm soát được bệnh lâu dài.

Dù vậy bạn cũng nên biết một vài triệu chứng điển hình có thể xuất hiện do ung thư. Nếu gặp các triệu chứng này thường xuyên và mức độ nặng dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ. 

Các triệu chứng lâm sàng chung của ung thư là gì? 

  • Sụt cân nhiều và nhanh không rõ nguyên nhân

 Hầu hết mọi người bị ung thư sẽ sụt cân tại một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh tiến triển. Khi bị sụt cân không giải thích được là tình trạng giảm cân nặng nhanh và nhiều từ 5kg trở lên, và không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Tình trạng này rất hay gặp với các ung thư như tụy, dạ dày, thực quản, phổi. 

  • Sốt

Sốt là một triệu chứng rất hay gặp của nhiều loại bệnh, nhưng thường xảy ra hơn sau khi ung thư đã di căn hoặc loại ung thư có biểu hiện toàn thân. Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ bị sốt cao, dai dẳng và tái đi tái lại hơn 1 – 2 tuần. Đặc biệt nếu ung thư hoặc các liệu pháp điều trị ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch (cái này làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn). Ít gặp hơn, sốt có thể là dấu hiệu sớm của bệnh như trong ung thư máu hoặc u lympho. 

  • Chán ăn, mệt mỏi

Nếu bạn gặp tình trạng mệt mỏi nhiều và kéo dài, không cải thiện được kể cả khi được nghỉ ngơi nhiều hơn thì nó có thể là triệu chứng quan trọng cho biết đang có mầm ung thư phát triển trong cơ thể. Mệt mỏi kéo dài không nguyên nhân cũng có thể xảy ra sớm trong một số ung thư như ung thư máu. Một số ung thư đại tràng hay dạ dày có thể gây mất máu rỉ rả mạn tính khiến bạn thiếu máu và gây ra mệt mỏi. Trong trường hợp này thường được phát hiện khi thường xuyên có phân đen hoặc có máu trong phân.

  • Đau

Đau nhức không lý do có thể là triệu chứng sớm với một số ung thư như ung thư xương hoặc ung thư tinh hoàn. Đau đầu kéo dài và nặng nề, không biến mất hoặc giảm khi dùng thuốc điều trị có thể là triệu chứng của khối u não. Ngoài ra, hay gặp nhất là đau do ung thư khi đã di căn tới cơ quan khác. 

  • Những bất thường về da

 Cùng với ung thư da, một số ung thư có thể gây ra những biến đổi ở da mà có thể nhìn thấy được. Những triệu chứng này bao gồm: 

  • Da sạm đen đi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ban đỏ ở da
  • Bong da quá mức
  • Ngứa da

Ung thư là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, điều trị khỏi nếu được khám, phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là ở giai đoạn sớm. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cụ thể, phòng chống, ngăn ngừa căn bệnh ung thư. 

Facebook
Twitter
LinkedIn

NỔI BẬT

Bài liên quan

Fucoidan thường được xem là người bạn đồng hành của bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư. Trước những tác dụng bất ngờ của Fucoidan, mọi người đều tin rằng đây là thuốc Fucoidan.  Thực tế, Fucoidan không phải là thuốc Fucoidan như mọi người thường lầm tưởng mà là thành phần hỗ trợ ngăn …

Fucoidan có phải là thuốc? Xem thêm »

Thật sự tảo nâu là gì? Tảo nâu là món ăn phổ biến của người Nhật Bản, thường được dùng ở dạng ăn sống, nấu chín hoặc ngâm. Tảo nâu không chỉ ngon mà còn là một món ăn được ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao.  Tảo nâu thường phát triển tốt ở …

Những sự thật có thể bạn chưa biết về tảo nâu Xem thêm »

Ung thư là chứng bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, phòng ngừa ung thư tái phát vẫn là một mối quan tâm rất lớn của nhiều bệnh nhân tưởng đã điều trị khỏi ung thư. Phòng ngừa ung thư tái phát thế nào cho hiệu quả, và việc này có …

Phòng ngừa ung thư tái phát thế nào cho hiệu quả? Xem thêm »

Scroll to Top