Trang chủ / Sống Khỏe / Đông Trùng Hạ Thảo / Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người lớn tuổi

Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người lớn tuổi

Tại sao càng lớn chúng ta càng dễ cảm thấy mệt mỏi? 

Nguyên nhân thường liên quan đến những căng thẳng ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện đại và sự không thường xuyên vận động cơ bắp khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Các gốc tự do này tồn đọng làm cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng, gây ra cảm giác mệt mỏi. Cuối cùng dẫn đến tình trạng quá sức và suy kiệt, rối loạn nội tiết tốt, suy giảm hệ thống miễn dịch và thậm chí tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Đó chính là quá trình diễn tiến của Hội chứng mệt mỏi mãn tính – Chronic fatigue syndrome thường gặp ở người lớn.

Người mắc Hội chứng mệt mỏi mãn tính có biểu hiện gì?

Những người bị Hội chứng mệt mỏi mãn tính thường dễ cảm thấy mệt mỏi và lười biếng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, ngay cả khi nghỉ ngơi nhiều hơn. Nữ giới có tỉ lệ mắc hội chứng này gấp đôi so với nam giới, và thường hay gặp nhất ở người lớn tuổi. Bệnh có thể kéo dài một tháng, một vài năm, hoặc nhiều hơn thế. Đôi khi các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất một cách tự nhiên và lặng lẽ như là

  1. Bỗng dưng cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi bị cảm cúm; 
  2. Sốt nhẹ và ớn lạnh; 
  3. Đau họng và sưng hạch ở cổ hoặc nách; 
  4. Đau cơ và khớp nhưng không sưng; 
  5. Nhức đầu; 
  6. Thức dậy nhưng không cảm thấy sảng khoái, mà uể oải kéo dài;
  7. Cảm giác trống rỗng và hoang mang như bạn đang ở trong màn sương mù dày đặc và không thể tập trung vào bất cứ việc gì; 
  8. Thay đổi tâm trạng;
  9. Hay quên trước quên sau.

Nguyên nhân Hội chứng mệt mỏi mãn tính?

Nguyên nhân của Hội chứng mệt mỏi mãn tính không rõ, có thể do nhiễm virus hoặc một phản ứng của hệ miễn dịch. Yếu tố nguy cơ bao gồm căng thẳng cực độ hoặc lo âu, bệnh cúm và thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng. 

Trầm cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và làm cho bệnh kéo dài hơn.

Xem thêm: Stress để lại nhiều di chứng trong thời kỳ COVID-19

Đối với bệnh nhân Hội chứng mệt mỏi mãn tính, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị các triệu chứng, hoặc thảo dược và vitamin cùng thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục thường xuyên. Sau một thời gian điều trị, bệnh sẽ được cải thiện.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thuốc dân tộc: 

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc đặc biệt tốt cho những người đang mệt mỏi, suy kiệt. Hoạt chất cordycepin trong đông trùng hạ thảo giúp chống oxy hóa, giảm stress và nâng cao hệ miễn dịch của người già. Ngoài ra, vị thuốc này bổ sung đầy đủ 17 loại axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người. Đáng chú ý nữa là đông trùng hạ thảo có selen giúp tăng cường hệ miễn dịch và trí nh, cải thiện được các triệu chứng lão hóa cho người lớn tuổi.”

Nhiều nghiên cứu tây y đã thử tìm hiểu về tác dụng chống mệt mỏi của Đông trùng hạ thảo trên các mẫu chuột và cho kết quả bất ngờ. 

Sau khi sử dụng Đông trùng hạ thảo hai tuần, triệu chứng mệt mỏi giảm đáng kể trên các mẫu chuột đã được xác nhận bằng các kiểm tra như thanh xoay, bơi bắt buộc và chạy bắt buộc. So với chuột không được điều trị, nhóm sử dụng Đông trùng hạ thảo làm tăng nồng độ ATP và hoạt động của các enzyme chống oxy hóa giúp giảm nồng độ các chất thải trong chuyển hóa năng lượng – nguyên nhân gây mệt mỏi như axit lactic, lactic dehydrogenase, malondialdehyde. 

Các nhà khoa học đã phát hiện lý do đông trùng hạ thảo có tác dụng giảm mệt mỏi là thông qua kích hoạt Protein kinase kích hoạt 5 protein-AMP (AMPK), một chất chính để cân bằng năng lượng cơ thể. AMPK ngăn ngừa mệt mỏi bằng cách ức chế sự tích lũy của các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Hơn nữa, Đông trùng hạ thảo tăng cường quá trình phosphoryl hóa AMPK, giúp ngăn ngừa mất cân bằng oxy trong các quá trình chuyển hóa năng lượng. Góp phần vào tác dụng chống oxy hóa của nó. Qua đó nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng Việc sử dụng Đông trùng hạ thảo thật sự có hỗ trợ hiệu quả chống lại hiện tượng mệt mỏi.

Việc sử dụng Đông trùng hạ thảo cho người lớn tuổi đem lại nhiều lợi ích hơn là giảm mệt mỏi. Một số lợi ích của đông trùng hạ thảo đã được xác minh như là: 

  1. Nâng cao hệ miễn dịch và đề kháng
  2. Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.
  3. Tăng tuần hoàn tim và não, giãn nở các cơ tim và mạch máu não
  4. Giúp giảm cholesterol, điều hòa nhịp tim ổn định hơn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở những người cao tuổi.
  5. Giúp bổ thận, ích phế, tăng cường khả năng hô hấp và chức năng phổi giúp giảm các cơn ho hen.
  6. Hỗ trợ giãn động mạch làm dịu thành cuống phổi, tránh tình trạng đau thắt ngực.
  7. Giúp giảm và duy trì cân bằng lượng đường trong máu
  8. Giảm rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đặc biệt đối với những người cao tuổi, thì đông trùng hạ thảo được coi là món quà ý nghĩa của con cháu dành cho bậc lớn tuổi trong gia đình. Đông trùng hạ thảo vừa bảo vệ sức khỏe bạn, vừa tăng gắn kết tình thân gia đình. 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm Đông trùng hạ thảo chính hãng, uy tín đến từ Nhật Bản. 

Facebook
Twitter
LinkedIn

NỔI BẬT

Bài liên quan

Từ xưa đến nay, Đông Trùng Hạ Thảo luôn được xem là một loại “thần dược” của sức khỏe. Loại dược liệu quý hiếm này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe vượt trội mà còn có công dụng tăng cường sức khỏe của phổi và duy trì ổn định chức năng hô hấp. Đặc …

Thực Hư Về Công Dụng Bổ Phổi Của Đông Trùng Hạ Thảo Xem thêm »

Đông Trùng Hạ Thảo vốn là một loại thảo dược quý hiếm được tin dùng trong Đông Y bởi những giá trị y học tuyệt vời mà nó mang lại. Khi khoa học – công nghệ phát triển vượt bậc, Đông Trùng Hạ Thảo càng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm …

Top Các Loại Đông Trùng Hạ Thảo Nên Mua Xem thêm »

Sau khi đã điều trị khỏi COVID-19, các F0 vẫn có thể gặp phải các di chứng khác nhau do mắc hậu COVID – hội chứng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai từng nhiễm bệnh. Trong số đó, ho khan được ghi nhận là một trong những vấn đề thường gặp …

Tìm Hiểu Về Tình Trạng Ho Khan Hậu Covid Và Cách Khắc Phục Xem thêm »

Scroll to Top